Tin Công Nghệ

6 hệ thống vệ tinh (GPS, GLONASS, Galileo, BeiDou, IRNSS/ NavIC, QZSS) và đặc điểm của chúng

04/04/2023
6 hệ thống vệ tinh (GPS, GLONASS, Galileo, BeiDou, IRNSS/NavIC, QZSS) được các quốc gia phát triển nhằm mục đích cung cấp khả năng định vị, điều hướng chính xác cho khu vực hay trên toàn cầu. Cụ thể, các hệ thống vệ tinh này có đặc điểm gì? Hãy cùng Đất Hợp tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Hệ thống vệ tinh GPS:
GPS (tên đầy đủ là Global Positioning System) là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu lâu đời nhất do Hoa Kỳ phát triển. Hệ thống được hoạt động lần đầu vào năm 1978 và bắt đầu được phủ rộng trên toàn cầu vào năm 1994.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống vệ tinh GPS:
Hệ thống GPS hiện có 31 vệ tinh đang hoạt động trên 77 vệ tinh được phóng lên quỹ đạo.
Các vệ tinh trong hệ thống GPS bay ở độ cao trung bình xấp xỉ 20.200 km quanh Trái Đất.
Hệ thống bao gồm 29 trạm điều khiển, phủ rộng trên khắp thế giới (1 trạm điều khiển chính, 1 trạm điều khiển chính thay thế, 11 ăng-ten chỉ huy và điều khiển và 16 vị trí giám sát).
Vệ tinh GPS hoạt động trên dải băng tần L1, L2 và L5, cung cấp độ chính xác cao.
Hệ thống vệ tinh GLONASS:
Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GLONASS (Global Orbiting Navigation Satellite System) của Nga, được phát triển từ năm 1967. Đây là hệ thống định vị thứ hai (sau GPS) cung cấp dịch vụ định vị toàn cầu dành cho mục đích quân sự, dân sự trên toàn thế giới. Hệ thống cung cấp độ chính xác đáng tin cậy và miễn phí cho mọi người dùng khắp thế giới.
Hệ thống vệ tinh GLONASS được Nga phát triển vào năm 1967.
 
Đặc điểm nổi bật của hệ thống vệ tinh GLONASS:
Hệ thống định vị dưới mặt đất chủ yếu được đặt tại Nga, Cuba, Brazil và Nam Cực.
GLONASS được phủ sóng trên khắp lãnh thổ nước Nga vào năm 2010 và đến tháng 10/2011, hệ thống này cung cấp độ phủ rộng trên toàn cầu.
Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS có 24 vệ tinh, hoạt động trên 3 dải tần số G1 (1589.0625 MHz đến 1605.375 MHz), G3 (1242.9375 MHz đến 1248.625 MHz) và G3 (1201 MHz).
Hệ thống phát triển, cải tiến qua 5 phiên bản theo từng thời kỳ: GLONASS, GLONASS-M, GLONASS-k, GLONASS-K2 và GLONASS-KM.
GLONASS cung cấp độ chính xác cao với độ lệch tối đa 10 mét và độ chính xác tối đa 2 mét.
Hệ thống vệ tinh Galileo:
Hệ thống vệ tinh toàn cầu Galileo của Liên minh Châu Âu phát triển, được điều hành, thiết kế và phát triển bởi Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA) và Cơ quan GNSS Châu Âu (European Global Navigation Satellite – GSA). Galileo được đặt tên dựa trên của một nhà khoa học người Ý, người được xem là người khai sinh ra khoa học hiện đại, cũng như quan sát thiên văn, vật lý hiện đại.
Galileo được đặt tên theo nhà khoa học người Ý, cha đẻ của quan sát thiên văn, vật lý hiện đại.
Bên cạnh đó, hệ thống định vị Galileo là hệ thống đầu tiên trên thế giới sử dụng cho mục đích dân sự với độ chính xác cao. Galileo cung cấp dịch vụ định vị dành cho các nước thành viên EU và trên toàn thế giới. Các vệ tinh trong hệ thống Galileo được vận hành bởi 2 trạm mặt đất đặt tại Fucino (Ý) và Oberpfaffenhofen (Đức).

Đặc điểm nổi bật của hệ thống vệ tinh Galileo:
Galileo bao gồm 30 vệ tinh đang hoạt động (bao gồm cả các vệ tinh chính lẫn vệ tinh hỗ trợ) và bay ở độ cao 23,222 kilomet so với mực nước biển.
Hệ thống vệ tinh Galileo phủ rộng trên khắp toàn cầu.
Cung cấp dịch vụ định vị chính xác cao, với độ lệch tối đa 4 mét và độ chính xác tối đa khoảng 1 mét.
Khả năng tương thích với các hệ thống định vị GNSS khác.
Ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực.
Hệ thống vệ tinh toàn cầu Galileo được thiết kế với tính năng bảo mật, đảm bảo an ninh và ngăn chặn sự tấn công, cũng như sử dụng sai mục đích.
Hệ thống vệ tinh BeiDou:
Hệ thống vệ tinh BeiDou (còn được gọi là Bắc Đẩu) được Trung Quốc đầu tư và phát triển với mục đích cung cấp dịch vụ định vị, điều hướng và thời gian với độ chính xác cao mọi lúc, mọi nơi dành cho người dùng trên toàn cầu. Hệ thống định vị BeiDou này được đặt theo tên của chòm sao Bắc Đẩu.
Khoảnh khắc Trung Quốc phóng vệ tinh cuối cùng của hệ thống vệ tinh BeiDou.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống vệ tinh BeiDou:
Hệ thống cung cấp khả năng định vị với độ chính xác cao, với độ lệch tối đa khoảng 10 mét và độ chính xác tối đa khoảng 2,5 mét.
BeiDou có đến 35 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo (5 vệ tinh BeiDou-G trên quỹ đạo địa tĩnh, 27 vệ tinh BeiDou-M trên quỹ đạo Trái Đất trung bình và 4 vệ tinh BeiDou-I trên quỹ đạo nghiêng không đồng bộ địa lý).
Hệ thống vệ tinh BeiDou cung cấp dịch vụ định vị phủ rộng trên khắp toàn cầu.
Khả năng tích hợp cùng các hệ thống GNSS khác giúp BeiDou cải thiện độ chính xác và tin cậy khi định vị.
BeiDou là hệ thống vệ tinh được ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực từ quân sự, định vị phương tiện đến khai thác mỏ, và nhiều ứng dụng khác…
Hệ thống vệ tinh IRNSS/NavIC:
Hệ thống vệ tinh IRNSS/NavIC (IRNSS – Indian Regional Navigation Satellite System) là hệ thống vệ tinh địa tĩnh được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ dành riêng cho khu vực. IRNSS/NavIC được ra mắt lần đầu vào tháng 7/2013 và hoàn thiện vào tháng 4/2018. Hệ thống có khả năng định vị, chỉ đường, và một vài ứng dụng khác giới hạn riêng dành cho Ấn Độ, cũng như những khu vực lân cận trong phạm vi bán kính 1500km tính từ biên giới Ấn Độ.
Hệ thống vệ tinh IRNSS (hay NavIC) được phát triển dành riêng cho Ấn Độ và khu vực lân cận.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống vệ tinh IRNSS/NavIC:

Hệ thống vệ tinh IRNSS/NavIC bao gồm bảy vệ tinh định vị, phủ rộng trên khắp lãnh thổ Ấn Độ và khu vực các nước Châu Á lân cận.
IRNSS/NavIC hoạt động ổn định do dùng tần số kép S-band và L-band để truyền thông tin, dữ liệu định vị.
Hiện đang cung cấp hai dịch vụ chính: SPS (Standard Position System – Dịch vụ định vị tiêu chuẩn) và RS (Dịch vụ bị hạn chế hay ủy quyền).
Hệ thống IRNSS/NavIC cung cấp độ chính xác vị trí tuyệt đối hơn 10m trong khu vực phạm vi biên giới Ấn Độ và tốt hơn 20m tại Ấn Độ Dương, cũng như vùng khu vực xung quanh Ấn Độ kéo dài khoảng 1500km.
Hệ thống vệ tinh QZSS:
Hệ thống vệ tinh QZSS (Quasi-Zenith Satellite System) được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 7/2013 và hoàn thiện vào tháng 4/2018. Hệ thống này được phát triển bởi Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (Japan Aerospace Exploration Agency – JAXA) với mục tiêu cung cấp dịch vụ định vị ổn định và chính xác cao trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
 Hệ thống vệ tinh QZSS được ra mắt lần đầu vào 2013.
Đặc điểm nổi bật của hệ thống vệ tinh QZSS:

Hệ thống QZSS bao gồm 4 vệ tinh, phủ rộng trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
QZSS có thể phát tín hiệu bổ trợ, giúp nâng cao độ chính xác cho kết quả định vị.
Vào bất cứ thời điểm nào cũng sẽ có ít nhất một vệ tinh thuộc hệ thống vệ tinh QZSS bay trên bầu trời Nhật Bản.
Hệ thống vệ tinh QZSS có thể tích hợp với các hệ thống GNSS khác, giúp cải thiện độ chính xác và tin cậy của định vị.
Tổng hợp dải tần số 6 hệ thống vệ tinh đang hoạt động.
 

Tin Công Nghệ

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: 0987831661